Chatbot- “Cánh tay phải” đắc lực mới cho ngành y tế

18:03 | 20-03-2020

Tự động hóa các hoạt động chăm sóc khách hàng, từ lâu, đã không còn là chuyện xa lạ với các trang thương mại điện tử. Song, việc áp dụng chatbot vào các ngành có tính chuyên môn cao như ngành y tế vẫn còn là điều khá mới đối với nhiều người.


Trên thực tế, ở Việt Nam, chatbot đã dần dần nhận được sự tín nhiệm không nhỏ từ 1 số bệnh viện lớn trực thuộc trung ương và thậm chí là cả Bộ Y Tế. Điển hình như, vào mùa đại dịch COVID-19 này, Viettel AI đã phát triển 1 hệ thống chatbot dựa theo đơn đặt hàng của Bộ Y Tế trên các nền tảng như trang web thông tin, trang Facebook Sức khỏe Toàn dân và ứng dụng Sức khỏe Việt Nam. Chatbot này đã được Viettel AI làm theo yêu cầu của Bộ Y Tế nhằm hỗ trợ người dân có thể tiếp cận và nhận tư vấn từ 1 nguồn thông tin chính thống 24/7 mà không cần phải đích thân đi ra các trạm y tế, bệnh viện, tránh việc tiếp xúc nơi đông người.

Để hiểu sâu hơn, trước tiên, hãy cùng Viettel AI nhìn qua định nghĩa sơ bộ của chatbot. Chatbot là một chương trình máy tính được lập trình sẵn để có khả năng hội thoại với khách hàng trên các nền tảng trực tuyến từ web đến các trang mạng xã hội. Chatbot đối thoại với từng người dùng dưới dạng tin nhắn và theo mẫu câu trả lời, kịch bản hội thoại được cài đặt riêng thích hợp với từng doanh nghiệp, cơ quan.



Bằng việc sử dụng chatbot trong ngành y tế, các nhân viên chăm sóc sức khỏe có thể nhanh chóng cải thiện hiệu suất làm việc bằng việc cắt giảm đi rất nhiều bước trước khi tình trạng của bệnh nhân đến tay họ. Đây là điểm thu hút của chatbot trong thời buổi số người bệnh đến các bệnh viện, phòng khám ngày càng đông. Bởi lẽ, các bệnh viện này sẽ giảm được rất nhiều chi phí không chỉ cho việc thuê nhân viên trả lời tin nhắn của người bệnh qua các trang trực tuyến mà còn cắt giảm chi phí, thời gian cho việc ghi và lưu trữ lại các dữ liệu này. 


Trở lại với trường hợp thực tế của Viettel AI và Bộ Y Tế, chatbot của Viettel AI hiện có khả năng cung cấp từ những thông tin đơn giản như nguồn gốc, triệu chứng bệnh, cách liên hệ với các cơ sở y tế gần nhất… đến các thông tin cần cập nhật kịp thời như số người nhiễm hiện tại. Với cơ sở dữ liệu được xây dựng từ những tài liệu được cung cấp bởi Bộ Y Tế, những thông tin chatbot cung cấp cho người dùng là hoàn toàn chính xác, có độ tin cậy cao và được cập nhật thường xuyên. Hơn thế, thay vì đòi hỏi nhân viên y tế phải luôn túc trực trên các trang mạng để giải đáp các thắc mắc của người dân một cách nhanh nhất, chatbot có thể thay các nhân viên này trả lời người dùng bất kể ngày đêm và thậm chí còn nhanh hơn người.


Chatbot của Viettel AI trả lời câu hỏi câu người dân trên app Sức khỏe Việt Nam

Ngoài ra, phong phú hơn, đối với một số trường hợp chatbot có một cơ sở dữ liệu đủ lớn, chatbot còn có thể giúp người bệnh kiểm tra các thông tin của từng loại thuốc như công dụng và tác dụng phụ. Bên cạnh đó, một số chatbot còn có khả năng đặt lịch hẹn khám cũng như kiểm tra khung giờ hẹn sẵn có của các bác sĩ người bệnh chỉ định.

 

Trên thế giới, trong tương lai không xa, người bệnh có thể trò chuyện với 1 chatbot có khả năng xác định triệu chứng bệnh, đưa ra những gợi ý về tình trạng bệnh và ưu tiên sắp xếp cuộc hẹn của người này với bác sĩ ngay trong ngày hôm sau nếu tình trạng bệnh đang trong tình trạng xấu. Điều này không chỉ có thể giảm thời gian chờ của người bệnh ở bệnh viện mà còn giúp cho các y sĩ, hộ tá dễ dàng hơn trong việc sắp xếp lịch khám.



Mô hình nguyên lý hoạt động của Chatbot của Viettel AI


Nguyên lý hoạt động của Cyberbot của Viettel AI  nói chung và Chatbot nói riêng được tóm tắt qua mô hình trên. Hệ thống quản lý khách hàng của doanh nghiệp thường đi từ cổng nhận tin, nơi sẽ tiếp nhận và trao đổi các luồng chat của người dùng từ các nguồn như website live chat, các messenger (Facebook, Skype…), các ứng dụng mobile của doanh nghiệp.

Các tin nhắn này sau đó được quản lý, phân nhóm khách hàng, giám sát và phân chia trên hệ thống cho các tư vấn viên chăm sóc và tư vấn sâu hơn. Còn các hội thoại cần chatbot xử lý sẽ được đẩy về Cyberbot System. Ở cổng trả lời của tư vấn viên, khách hàng được tư vấn viên hỗ trợ và xử lý, sau đó, các cuộc hội thoại chuyển cho các bộ phận chuyên môn. 

Chatbot truy vấn dữ liệu các sản phẩm của doanh nghiệp qua Product Service, làm cơ sở để cung cấp thông tin tự động cho khách hàng. Chatbot cũng có thể tương tác, gọi thực hiện các nghiệp vụ được phép (đăng ký thông tin, cập nhật thông tin…) qua  Business Service. Trong trường hợp không có tư vấn viên hỗ trợ ngay lúc đó, chatbot có thể ghi nhận lại cuộc hội thoại với khách hàng và đẩy tới CRM Service để tư vấn viên xử lý sau.


Tại nước ta, chatbot ngày nay vẫn đang đóng một vai trò khá nhỏ trong ngành y, tuy vậy, với sự gia tăng nhanh chóng trong số lượng các cơ sở y tế áp dụng hình thức này vào việc chăm sóc người bệnh thì chẳng bao lâu nữa, người dùng tại Việt Nam sẽ quen dần với chatbot và sử dụng chúng thường xuyên hơn. Chi phí vận hành và nhân sự của các bệnh viện cũng sẽ được cắt giảm không ít, giúp bệnh viện tập trung nguồn lực vào các công tác khác như chữa trị và nghiên cứu.


Bạn cũng có thể thử ngay khả năng của chatbot được phát triển bởi Viettel AI bằng các bước đơn giản sau: 

  1. Truy cập trang web: http://bit.ly/wvdangky_cyberbot.

  2. Điền thông tin.