E-COMMERCE giải cứu ngành nông sản giữa tâm bão Corona

17:02 | 18-02-2020

Hiện nay tình hình dịch bệnh do Virus Covid-19 gây ra đang có những diễn biến rất phức tạp. Tính đến thời điểm này, trên thế giới đã có 71.331 ca dương tính với virus và 1.775 ca tử vong, gây hoang mang dư luận.

Bên cạnh những thiệt hại về sức khỏe, tính mạng con người, Virus Corona còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế ở một số nước có dịch bệnh. Cụ thể, ở bên kia biên giới, những người bạn láng giềng Trung Quốc đang phải chịu những tổn thất to lớn không chỉ về mặt về mặt con người, mà còn khiến cho nền nền kinh tế nước này bị đóng băng. Tại một số tỉnh như Hồ Bắc (Trung Quốc), nơi được coi là tâm điểm của dịch bệnh, đường sá, doanh nghiệp và nhà xưởng vẫn tiếp tục đóng cửa, chỉ chừa lại các dịch vụ thiết yếu.

Trên toàn Trung Quốc, nhiều nhà máy cũng không tránh khỏi tình trạng này, kéo theo chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn. Theo tổ chức xếp hạng Moody đã hạ dự đoán tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc từ mức 5,7% xuống còn 5,2% trong năm 2020.

Do Trung Quốc là thị trường tiêu thụ nông sản lớn nhất của Việt Nam, nên khi dịch bệnh bùng phát, mọi hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá nói chung và nông sản việt qua Trung Quốc nói riêng đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Do đặc tính của ngành trồng trọt có mùa, một số loại nông sản khó bảo quản lâu dài. Vì thế, việc cấm vận giao thương, trao đổi hàng hoá với thị trường Trung Quốc trong giai đoạn này đã gây tổn thất không nhỏ với nông dân nước ta.

Cộng đồng ra tay giải cứu nông sản mùa dịch virus corona - Ảnh 1.

Ảnh: NHẬT THỊNH

Cụ thể, một số doanh nghiệp Trung Quốc nhập khẩu nông sản từ Việt Nam cung cấp cho Vũ Hán buộc phải hủy đơn hàng do ảnh hưởng của dịch bệnh virus corona. Tại Long An, đợt thu hoạch thanh long đúng vào dịp các cửa khẩu với Trung Quốc tạm đóng cửa, khiến giá thanh long giảm chỉ còn khoảng 4.000 - 5.000 đồng/kg. Trong khi đó, riêng đợt thu hoạch thanh long ruột đỏ chính vụ tại Long An và Tiền Giang từ nay tới đầu tháng 3 sẽ thu hoạch hơn 80.000 tấn, tại Bình Thuận, gần 100.000 tấn cũng trong thời kỳ thu hoạch. Cung lớn mà cầu lại không có đường ra, người nông dân bị đẩy vào tình cảnh một cổ hai tròng.

 

Tuy nhiên, mới đây, theo các báo cáo của technode.com, bằng việc sử dụng nền tảng thương mại điện tử e-commerce, một số doanh nghiệp tại Trung Quốc đã giúp nông dân tại đây giải quyết đầu ra. Đây được xem là một giải pháp hữu hiệu trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang cản trở hoạt động mua sắm của người dân nơi đây khi vừa giúp họ tiếp cận được nguồn lương thực mà không phải ra ngoài, tránh ảnh hưởng tới sức khoẻ, đồng thời cũng giúp người nông dân tiếp cận được với người mua nhanh chóng.

Các công ty công nghệ lớn tại Trung Quốc như Alibaba, JD hay Pinduoduo đều đã thực hiện các chiến dịch truyền thông, đồng thời sử dụng nền tảng thương mại điện tử của mình để kêu gọi mọi người tiêu thụ các mặt hàng nông sản đang đóng băng. Cụ thể, một số trang thương mại điện tử đã thực hiện chiến dịch “Nông sản được thu mua trực tiếp từ trang trại” (Direct-from-farm produce), đưa toàn bộ nông sản của gần 400 nông trại trải dài khắp Trung Quốc lên các website thương mại điện tử kết hợp với nhiều chiến dịch quảng cáo, dịch vụ hỗ trợ như giảm phí vận chuyển. Qua đó, thu hút lượng lớn khách hàng truy cập website nhằm hỗ trợ người nông dân tiêu thụ nông sản.

Vậy đâu là lý do khiến thương mại điện tử trở thành công cụ vô cùng hữu hiệu trong công cuộc giải cứu nông sản tại thời điểm này? Cụ thể, nhờ tích hợp các ứng dụng công nghệ hiện đại, các hoạt động livestream giới thiệu và bán hàng trực tiếp, trao đổi với khách hàng được diễn ra trực tiếp trên các nền tảng thương mại điện tử một cách thường xuyên. Và cũng không thể không nhắc đến các hệ thống trả lời tin nhắn, cuộc gọi tự động (Chatbot, Callbot) với khả năng giao tiếp với khách hàng thông qua ngôn ngữ tự nhiên, có thể tự động trả lời các câu hỏi mà khách hàng đưa ra mà không cần người trực tổng đài 24/7. Điều này đã giúp nâng cao trải nghiệm của khách hàng, rút ngắn thời gian chờ đợi và thúc đẩy quá trình quyết định mua hàng.

Với diễn biến ngày càng phức tạp của dịch bệnh do virus Corona gây ra, không chỉ Trung Quốc mà có lẽ thị trường nông sản Việt Nam cũng cần sự giúp đỡ của các nền tảng thương mại điện tử nhằm đưa nông sản Việt tới gần hơn với người tiêu dùng, giúp nông dân nhanh chóng thu hồi vốn và mang lại lợi nhuận.

Viettel AI là một trong những cái tên tiên phong trong lĩnh vực công nghệ và với sứ mệnh đưa ra các giải pháp công nghệ cho cộng đồng. Vì vậy, các sản phẩm Viettel AI cho ra đời đều có mức độ thực tiễn cao, trong đó phải kể đến sản phẩm Cyberbot là ứng dụng công nghệ xử lý hội thoại, giọng nói tiếng Việt đạt độ chính xác và tự nhiên cao. Cyberbot giúp doanh nghiệp xây dựng hệ thống callbot và chatbot tương tác thân thiện và tự nhiên với khách hàng, giúp doanh nghiệp chuyển dịch và tối ưu nguồn lực chăm sóc khách hàng.

Để hiểu rõ hơn về các sản phẩm Cyberbot của Viettel AI, tại sao bạn không đăng ký sử dụng ngay. Cách thức đăng ký rất đơn giản:

  1. Truy cập website: https://viettelgroup.ai/register

  2. Điền đầy đủ thông tin tài khoản

Nguồn: Báo Tuổi Trẻ, Thông tin từ Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, technode.com.